Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản

Nền đạo đức Tin Lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản (Die protestantische Ethik und der 'Geist' des Kapitalismus) là tác phẩm nổi tiếng nhất và hay được bàn đến[1] của nhà kinh tế học và xã hội học người Đức Max Weber. Quyển sách này, lúc đầu là một tuyển tập các bài tiểu luận, được viết từ năm 1904 đến 1905. Bản dịch Anh ngữ của Talcott Parsons xuất bản năm 1930, sau đó còn có vài ấn bản khác. Hiện nay, đã có bản tiếng Việt do Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch, sách do nhà xuất bản Tri thức phát hành, năm 2008. Nó được xem là những tác phẩm căn bản trong ngành xã hội kinh tế và xã hội học nói chung. Đây là một công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa nền đạo đức Tin lành và “tinh thần” của chủ nghĩa tư bản.[2]Weber lập luận rằng chủ nghĩa tư bản ở Bắc Âu phát triển khi nền đạo đức Tin Lành (nhất là những giáo hội theo Học thuyết Calvin với thuyết tiền định và nhấn mạnh đến nếp sống khổ hạnh trong đời thường) tạo ảnh hưởng trên một số lượng lớn những người đang sống và làm việc trong cuộc sống thế tục: họ phát triển các doanh nghiệp, tham gia các hoạt động thương mại, và tích lũy tài sản để đầu tư. Nói cách khác, đạo đức Tin Lành là sức mạnh đứng đằng sau hoạt động kinh tế của nhiều người - hoạt động này không bị tác động bởi bất cứ sự sắp xếp hoặc phối hợp nào - và đó là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Ý tưởng này cũng được gọi là "Luận điểm Weber".Năm 1998,Hiệp hội Xã hội học Quốc tế đã liệt cuốn sách này vào một trong 4 cuốn sách xã hội học quan trọng nhất của thế kỷ 20.[3]